Diễn đàn của Lớp Cao Đẳng Điện Tử Viễn Thông 10A - Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn của Lớp Cao Đẳng Điện Tử Viễn Thông 10A - Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng

Diễn Đàn Chia Sẻ, Tổng Hợp Kiến Thức Chuyên Nghành Điện Tử Viễn Thông - Tin Học và Giải Trí, Nơi Giao Lưu, Chia Sẻ Kiến Thức, Kinh Nghiệm Học Tập Với Bạn Bè, Thế Giới Dành Cho Mọi Người...

Trả lờiTổng Hợp Một Số Tài Liệu Học Lập Trình Và Ví Dụ Về PIC 16f877a(full) - 102 Trả lời
Trả lờiTổng hợp bài tập thực hành vi xử lý pic16f877a của Trường CĐKT Cao Thắng - 69 Trả lời
Trả lờiTổng hợp Ví dụ Proteus cho PIC 16F877A FULL - 58 Trả lời
Trả lờiTổng Hợp Một Số Tài Liệu Học Lập Trình PIC - 40 Trả lời
Trả lời[ĐATN]Hệ thống báo động an ninh dùng 16f8877 điều khiển bằng phần mềm FULL - 37 Trả lời
Trả lời[ĐATN ] Mô hình ngôi nhà tự động - 23 Trả lời
Trả lời[ĐATN ] Thiết kế và thi công máy phát sóng FM - 20 Trả lời
Trả lời[ĐATN ] Giao tiếp máy tính điều khiển thiết bị điện trong nhà - 18 Trả lời
Trả lời[ĐATN ] Thiết kế và thi công tổng đài điện thoại - 16 Trả lời
Trả lời[Fiction] Hãy chờ em đánh răng xong nhé ! - 16 Trả lời
Lượt xemTổng Hợp Một Số Tài Liệu Học Lập Trình Và Ví Dụ Về PIC 16f877a(full) - 11209 Xem
Lượt xemGhost Windows 7 đa cấu hình ( All PC + Laptop ) Full Soft 32 bit - 10599 Xem
Lượt xemCCS - phần mềm lập trình - Hướng dẫn cài đặt và sử dụng CCS (PIC C Compiler) - 10380 Xem
Lượt xemSHARE tài khoản Premium up.4share.vn & fshare.vn lớn nhất! - 10374 Xem
Lượt xemPhần mềm vẽ mạch Proteus 7.8 SP2 Full New - 10353 Xem
Lượt xemStep 7 MicroWin V 5.5 Bản cài trên Win 7 Đã Test va chạy tốt. Phần mềm lập trình PLC - 10278 Xem
Lượt xemEasy DriverPack 5.2.5.5 – Bộ cài Driver tự động cho mọi loại máy tính ! - 9723 Xem
Lượt xemTổng hợp bài tập thực hành vi xử lý pic16f877a của Trường CĐKT Cao Thắng - 9119 Xem
Lượt xem IObit Advanced SystemCare 5 PRO + key.Bản quyền nhá! - 8779 Xem
Lượt xemTổng hợp các Game hay cho mọi máy tính ( Nhẹ và hay ) ! - 7736 Xem
THÔNG BÁO ĐẾN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

KỂ TỪ NGÀY 1/7/2013 TRANG WEB CHÍNH THỨC NGƯNG HOẠT ĐỘNG VÀ SẼ KHÔNG CHO ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN , KHÔNG HỖ TRỢ QUA MAIL HAY ĐIỆN THOẠI NỮA MÌNH VẪN SẼ ĐỂ NGUYÊN HIỆN TRẠNG TRANG WEB CHO CÁC THÀNH VIÊN CŨ VÀO TÌM LẠI TÀI LIỆU VÀ COI NHƯ LÀ KỈ NIỆM GÌ ĐÓ CHO MÌNH. Các tài liệu thì là của chung mọi người tùy ý sử dụng.
Cám ơn mọi người đã ghé thăm trong suốt thời gian qua , chúc tất cả mọi người thành công trong cuộc sống và trên con đường mình chọn nhé !
p/s: Nguyễn Phát
ADBLOCK
DIỄN ĐÀN KHUYÊN DÙNG ADBLOCK ĐỂ CHẶN QUẢNG CÁO TRÊN MỌI TRANG WEB !
GOOD WEBSITE FOR ELECTRONIC
WEB ĐIỆN TỬ HAY CHIPKOOL.NET ! minhdt3k/ !

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

AdminTên: Admin
Cấp bậc: Nguyễn Phát -Người Điều Hành
Nguyễn Phát -Người Điều Hành
Loading
Sự thống trị tuyệt đối thị trường vi xử lý hàng chục năm qua-Bí ẩn được giải đáp


Intel thống trị thị trường vì:
- Sự tương thích tuyệt đối trong nghiên cứu và sản xuất
- Phương pháp Copy Exactly
- Chu trình tick tock

Tính đến thời điểm bài viết này tới tay độc giả, Intel đã thống trị thị trường vi xử lý toàn cầu trong hơn 20 năm liên tục. Theo một số báo cáo mới được công bố, ngôi vị mà hãng đang sở hữu không có dấu hiệu bị lung lay; trái lại, doanh thu năm tài khóa 2011 của Intel tăng hơn 20%, thị phần của hãng cũng tăng lên mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Sự thống trị tuyệt đối  của Intel trong thị trường vi xử lý hàng chục năm qua-Bí ẩn được giải đáp  1_2e54c


Nền tảng Ivy Bridge (được chính thức giới thiệu vào ngày 23/4 vừa qua) không chỉ đánh dấu sự ra đời của một thế hệ CPU mới, mà còn tiếp tục khẳng định sự vượt trội của Intel so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường vi xử lý toàn cầu. Trong khi TSMC và Global Foundries vẫn đang phải loay hoay với các vấn đề liên quan tới dây chuyền 28/32 nm, Intel cùng các CPU 22nm của mình đã thiết lập rất nhiều kỉ lục mới và tạo nên khoảng cách lớn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngành công nghiệp này.

Thành công của Intel là sự tổng hợp của rất nhiều nhân tố; trong đó, các yếu tố sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số điểm đặc biệt trong chiếc lược và công nghệ sản xuất của nhà cung cấp vi xử lý số một thế giới này.

1. Sự kết hợp chặt chẽ giữa R&D (nghiên cứu và phát triển) với quá trình sản xuất

Có thể độc giả sẽ ngạc nhiên, nhưng trên thị trường vi xử lý toàn cầu hiện nay gần như chỉ duy nhất Intel đạt được sự kết hợp trên. Thực tế đó bắt nguồn từ việc các hãng khác thường gặp một trong hai vấn đề: Có lợi thế về nghiên cứu thì không có lợi thế về sản xuất và ngược lại. Lấy ví dụ, bất chấp việc tự sản xuất phần lớn các sản phẩm của mình, Samsung và IBM vẫn phải liên kết với Global Foundries trong quá trình R&D. Một số công ty khác, như Qualcomm, Nvidia, Toshiba, … sở hữu đội ngũ R&D hùng hậu nhưng lại thuê sản xuất từ các đối tác như TSMC, UMC và Global Foundries.

Sự thống trị tuyệt đối  của Intel trong thị trường vi xử lý hàng chục năm qua-Bí ẩn được giải đáp  TSMCRaisesPricesonAMDandNvidiaGPUsApplePartiallytoBlameReport2_0a25a

TSMC - Nvidia, điển hình về mối quan hệ hợp tác trong sản xuất

Quá trình hợp tác trên mang lại những lợi thế nhất định cho các hãng, như tập trung chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất; tuy nhiên một số vấn đề cũng theo đó mà nảy sinh, đặc biệt là những xung đột lợi ích trong quan hệ nhà nghiên cứu – nhà sản xuất. Bên cạnh đó, quá trình chuyển giao công nghệ và cải tiến dây chuyền sản xuất cũng sẽ gặp những khó khăn và độ trễ nhất định. Hơn nữa, khi sản phẩm được chính thức tung ra thị trường, sức ép nâng cao năng suất dẫn tới một số hệ lụy khác: Sản xuất gặp trục trặc, sản lượng sụt giảm, tỉ lệ sản phẩm lỗi tăng cao, …

Với Intel thì khác, họ làm chủ toàn bộ quá trình sản xuất, qua đó tránh khỏi các bất lợi nêu trên và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng. Ngoài Intel, Global Foundries (hãng vi xử lý được tách ra từ bộ phận sản xuất của AMD trước kia) cũng có đủ tiềm lực để vừa R&D vừa sản xuất, song hãng này không trực tiếp phát triển sản phẩm của riêng mình mà trở thành đối tác nhận nghiên cứu và gia công rất nhiều loại chip của một số hãng khác nhau như AMD, Broadcom, Qualcomm, …

2. Phương pháp “Copy Exactly” (Sao chép chính xác)

Hiện tại, cũng giống như hầu hết các hãng vi xử lý khác, Intel sở hữu rất nhiều nhà máy sản xuất (fabs) trên toàn cầu; mỗi nhà máy chuyên môn hóa sản xuất một loại kích thước bản nền (wafer) nhất định và các dòng CPU thuộc những nền tảng tương ứng (45, 32, 22 nm, …). Trong mỗi lần chuyển giao công nghệ, thách thức đặt ra đối với Intel chính là việc đồng bộ hóa quá trình sản xuất tại các nhà máy này nhằm nâng cao năng suất và thỏa mãn nhu cầu của thị trường về những dòng chip mới.

Sự thống trị tuyệt đối  của Intel trong thị trường vi xử lý hàng chục năm qua-Bí ẩn được giải đáp  3_22faf

Danh sách các nhà máy (fabs) của Intel.

Để giải quyết vấn đề trên, Intel sử dụng phương pháp Copy Exactly! – phương pháp cho phép nhân bản các mẫu thiết kế chip thành công qua nhiều nhà máy khác nhau. Phương pháp này được Intel phát triển từ cuối những năm 1980, khi hãng gặp trục trặc với nền tảng 0.5 μm. Quy trình của Copy Exactly! diễn ra như sau: Đầu tiên, dây chuyền và máy móc sản xuất được sao chép từ các nhà máy có chức năng nghiên cứu như D1C, D1D đến các nhà máy khác; sau đó từng thông số kĩ thuật bao gồm độ ẩm không khí, nhiệt độ phòng, mức hoạt động của bộ lọc gió hay thậm chí … màu sắc ánh sáng phòng cũng được điều chỉnh y hệt. Hiệu quả của Copy Exactly! được thể hiện qua bảng sau:

Sự thống trị tuyệt đối  của Intel trong thị trường vi xử lý hàng chục năm qua-Bí ẩn được giải đáp  4_f5a2a

Sản lượng các dòng chip Intel tại từng nhà máy qua các tháng

Xét đến dây chuyền 0.5 μm, đường màu xanh lá cây thể hiện sản lượng chip đạt được tại nhà máy sản xuất đầu tiên – sau một mức đỉnh ngắn, do gặp phải một số trục trặc, sản lượng sụt giảm nhanh chóng và phải mất hàng tháng trời mới khôi phục được. Phải đến khi nhà máy đầu tiên ổn định sản xuất, công nghệ mới được chuyển giao đến nhà máy thứ hai; ở đây, vấn đề lại tiếp diễn, khiến nhà máy này tiếp tục mất thêm một thời gian không nhỏ để khắc phục.

Copy Exactly! không trực tiếp giải quyết các trục trặc mà hệ thống sản xuất gặp phải, nhưng nó đảm bảo các trục trặc đó sẽ không tái diễn tại các nhà máy khác. Hơn nữa, phương pháp này cũng giúp Intel chủ động và linh hoạt hơn trong sản xuất. Các nhà máy của Intel sản xuất cùng lúc nhiều loại chip khác nhau; nếu như có một dây chuyền nào đó gặp vấn đề chưa giải quyết được, nhà máy đó có thể lập tức “chữa cháy” bằng việc sử dụng Copy Exactly! để tập trung vào một sản phẩm khác.

3. Mô hình phát triển Tick-Tock

Sự thống trị tuyệt đối  của Intel trong thị trường vi xử lý hàng chục năm qua-Bí ẩn được giải đáp  5_299fa

Mô hình Tick-Tock.

 
Được giới thiệu vào năm 2007, mô hình Tick-Tock đã trở thành biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Intel những năm vừa qua. Mô hình này giúp Intel kiểm soát và đặt ra lộ trình cho những sự thay đổi trong cấp độ kiến trúc của các sản phẩm vi xử lý.
 
Theo mô hình Tick-Tock này, một kiến trúc sẽ tồn tại cho 2 thế hệ sản phẩm. Tock: tiến trình sản xuất cũ, kiến trúc mới còn Tick: tiến trình sản xuất mới, kiến trúc cũ. Lấy ví dụ về dòng chip mới nhất mà Intel cho ra mắt: Ivy Bridge. Dòng chip này nằm trong tiến trình Tick - điều đó có nghĩa rằng đây là những CPU được Intel sử dụng kiến trúc cũ (giống với Sandy Bridge) nhưng với tiến trình sản xuất hoàn toàn mới (22 nm).
 
Mô hình Tick-Tock giúp Intel tổ chức và triển khai công nghệ mới theo một lộ trình ổn định. Điều này mang lại nhiều ích lợi: thứ nhất, rủi ro về hiệu ứng domino khi một tính năng mới đưa vào có thể làm hỏng toàn bộ chu trình thiết kế sẽ được giảm thiểu; thứ hai, đội ngũ kĩ thuật sẽ có một thời gian biểu cụ thể để nghiên cứu và quyết định các cải tiến được áp dụng vào chip mới; thứ ba, lộ trình này tạo được ấn tượng lâu dài và thu hút sự chú ý lớn đối với người tiêu dùng.

Sự thống trị tuyệt đối  của Intel trong thị trường vi xử lý hàng chục năm qua-Bí ẩn được giải đáp  Ticktock_803d3

Lộ trình phát triển của Tick-Tock.

Dù vậy, do gặp phải những giới hạn vật lý, mô hình Tick-Tock đặt ra những thử thách rất lớn cho Intel. Xét từ năm 2007, chỉ có 2 dòng chip Penryn và Nehalem (cùng 45nm) là được ra mắt đúng với lộ trình này. Bắt đầu từ tiến trình 32nm, Intel đã không giữ vững được mục tiêu trên: các chip Westmere ra mắt vào 2010, Sandy Bridge vào 2011 và nay là Ivy Bridge trong 2012. Nếu đúng theo lộ trình thì các chip 22nm của Intel đã tràn ngập thị trường từ năm ngoái chứ không cần chờ đến năm nay.

Lời kết

Chưa bàn đến ngân sách R&D, quy mô sản xuất hay đội ngũ kĩ thuật hùng hâu; chỉ qua những phân tích trên, có thể thấy thành công của Intel đến như một lẽ tất yếu. Đó là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà thiết kế CPU và các kĩ sư sản xuất, của một quá trình chuyển giao công nghệ hợp lý, của một lộ trình sản xuất tuyệt vời cùng rất nhiều những yếu tố khác nữa. Liệu Intel có tiếp tục thành công với những bước Tick-Tock đến các nền tảng cao hơn, liệu Intel có giữ được ngôi vị thống trị thị trường vi xử lý toàn cầu trong tương lai? Điều đó chưa được kiểm chứng, nhưng ở thời điểm hiện tại, họ đang đi trước toàn bộ ngành công nghiệp những bước dài.

Tham khảo: extremetech, wikipedia

cheers INTEL IS NUMBER ONE cheers

https://vienthong10a-forever.forumvi.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Bài viết cùng chuyên mục:

    QUYỀN HẠN CỦA BẠN:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

    Chia sẻ